2017-08-15 22:59:33
Tăng động giảm chú ý (ADHD): Dấu hiệu - Nguyên nhân - Phòng ngừa - Điều trị
Đăng ngày: 15/08/2017 10:59 PM | Lượt xem: 3.851 lượt
ADHD là viết tắt của Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder, dịch ra là rối loạn tăng động giảm chú ý. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này, nhìn chung nó là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự thành công của người bị chứng này. Hiểu biết để giúp trẻ khi bị ADHD.

1. ADHD là gì?

ADHD?
ADHD?

ADHD là viết tắt của Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder, dịch ra là rối loạn tăng động giảm chú ý. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này, nhìn chung nó là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự thành công của người bị chứng này.

ADHD không phải là bệnh, nó chỉ là một tình trạng sức khỏe, chủ yếu gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có xu hướng giảm dần khi trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp không biến mất hoàn toàn, thậm chí tồi tệ hơn.

Các triệu chứng đặc trưng của ADHD là : khó tập trung, bồn chồn và có hành vi bốc đồng. Ở mỗi người, các triệu chứng là không giống nhau.

Tỉ lệ trẻ nam bị ADHD cao hơn so với nữ. Có 3 kiểu ADHD, đó là: kiểu không chú ý, kiểu hiếu động – bốc đồng và kiểu kết hợp.

Nhìn chung, những người bị ADHD có xu hướng xử lý và tương tác với thế giới xung quanh theo những cách độc đáo, hay nói cách khác là hoàn toàn khác biệt với đám đông.

Những người bị ADHD thường có trí thông minh trên mức trung bình. Có những người rất thành công và nổi tiếng; song cũng có người bị trầm cảm, thường lạm dụng chất kích thích, khó khăn khi hòa nhập hoặc phát triển nghề nghiệp,…

Thống kê tháng 12/2011 tại Mỹ về trẻ bị ADHD
Thống kê tháng 12/2011 tại Mỹ về trẻ bị ADHD

Cách nhận biết khi trẻ mắc ADHD

Những vấn đề về tập trung chú ý

Trẻ bị bệnh này thường rất dễ mất tập trung hay không thể tập trung, rất khó khăn khi để ý vào một việc gì đó. Trẻ thường hay bỏ qua những chi tiết, hay quên, thường thay đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác một cách thường xuyên, trở nên chán nản với một nhiệm vụ nào đó chỉ sau một vài phút, trừ khi làm một việc gì mà trẻ thích thú.

Trẻ có khó khăn khi tập trung vào việc tổ chức và hoàn thành một nhiệm vụ hoặc học một điều gì mới, hay gặp những vấn đề trong việc hoàn thành bài tập về nhà, thường xuyên mất đồ dùng cần thiết để hoàn thành bài tập như bút chì, đồ chơi… và dường như không lắng nghe khi người khác đang nói chuyện với trẻ.

Ở những trẻ này, có biểu hiện như là đang ngủ mơ giữa ban ngày, rất dễ lẫn lộn và đi lại chậm chạp, xử lý thông tin rất lâu và không được chính xác như trẻ khác, hay làm ngược lại so với những hướng dẫn…

Những biểu hiện về tăng động

Có những vấn đề khó khăn khi ngồi yên một chỗ, dù chỉ là một vài phút. Những trẻ tăng động giảm chú ý thường chạy vòng quanh vào những lúc không được phép, ví dụ khi các bạn đang học, trẻ lại đi lại, chạy lung tung, chúng không thể ngồi yên một chỗ, cảm giác bồn chồn, không thể ngồi đọc sách hoặc làm một việc gì đó mà không gây ra ồn ào. Trẻ nói liên tục, chạy vòng quanh, chạm vào hoặc chơi với bất kỳ đồ vật nào trong tầm nhìn của trẻ. Đối với những trẻ này luôn có sự vận động đi lại liên tục, khó khăn trong việc giữ im lặng hoặc ngừng hoạt động…

Hành động có tính chất xung động

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể nói to, cười to hoặc dễ dàng trở lên cáu kỉnh trong những tình huống không cần thiết. Những trẻ này thường không thể chờ đợi đến lượt mình hoặc không thể chia sẻ với ai. Điều này làm cho trẻ khó chơi với những trẻ khác. Ở tuổi thanh thiếu niên nếu bị tăng động giảm chú ý có thể đưa ra những quyết định có những ảnh hưởng không tốt với cuộc sống sau này. Và những bệnh nhân này có thể tiêu rất nhiều tiền, thay đổi công việc liên tục.

Một đặc điểm nhận biết nữa là trẻ không kiên nhẫn; Có những lời bình luận hoặc nói không phù hợp, thể hiện cảm xúc không kiềm chế và hành động mà không nghĩ đến hậu quả; Không kiên trì trong việc chờ đợi những điều mà mình mong muốn hoặc chờ đợt đến lượt mình trong các trò chơi; Thường xuyên gián đoạn cuộc nói chuyện …

Nguyên nhân của ADHD

Nguyên nhân chính xác của tăng động giảm chú ý vẫn chưa được khẳng định nhưng nó có vẻ như có yếu tố gia đình. Có những nghiên cứu tập trung vào tìm gen gây ra bệnh tăng động giảm chú ý. Bà mẹ trong thời kỳ mang thai mà hút thuốc lá, uống rượu hoặc dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây tăng động giảm chú ý ở trẻ. 

Điều bí ẩn: ADHD không phải là một chứng rối loạn y học thực sự!
Điều bí ẩn: ADHD không phải là một chứng rối loạn y học thực sự!

Những nghiên cứu mới đây mới chỉ đưa ra rằng:

  • ADHD là một loại rối loạn chức năng về mặt sinh học. Trẻ mắc hội chứng này có những vấn đề liên quan đến các chất hóa học làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não.

  • Trình độ hoạt động thấp hơn trong các phần của não điều khiển khả năng chú ý và mức độ hoạt động có liên quan đến ADHD.

  • ADHD có thể xuất hiện ở các thành viên khác trong gia đình. Đôi khi cha mẹ được chẩn đoán mắc ADHD đồng thời con cái họ cũng mắc hội chứng này.

  • Những độc tố trong môi trường có thể dẫn đến việc mắc chứng ADHD nhưng rất hiếm.

  • Những tổn thương nghiêm trọng ở đầu cũng có thể gây ra ADHD (trong một vài trường hợp).

Không có những bằng chứng chứng minh rằng ADHD là do:

  • Ăn quá nhiều đường.

  • Các chất phụ gia thực phẩm.

  • Những dị ứng với thuốc men hoặc thức ăn.

  • Sự miễn dịch, tiêm chủng.

Việc điều trị bệnh tăng động giảm chú ý có thể giúp kiểm soát triệu chứng và giúp cho trẻ lớn lên và phát triển bình thường.

Phòng ngừa ADHD như thế nào?

Trong mọi trường hợp nên tránh không để trẻ bị chấn thương vào đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương và không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì). Mặt khác, người mẹ khi mang thai cần phải chú ý không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, chất gây nghiện... Nếu có thể, càng tránh tiếp xúc với những chất độc trong môi trường càng tốt.

Những gợi ý 

Loại bỏ những thực phẩm có caffein và nhiều đường. Dinh dưỡng không phù hợp và thực phẩm nhạy cảm có thể làm tăng sự tăng hoạt động. Những bữa ăn cân đối cùng với gia đình cũng tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ.

Dạy trẻ những kỹ thuật thở sâu và thư giãn. Nhiều trẻ tăng động dễ bị xáo trộn và mất khả năng điều khiển cảm xúc. Để giúp trẻ đối phó với những suy nghĩ căng thẳng, phụ huynh nên dạy và thực hành cùng trẻ một vài kỹ thuật thư giãn.

Kỹ thuật làm như sau: Hít vào thật chậm. Khi bạn hít vào, hãy giãn rộng bụng và ngực khi đếm đến ba. Tập trung hơi thở vào thật chậm, sâu, nhẹ nhàng và đều đặn.

Sau đó khi bạn thở ra, hãy trút hơi ra thật từ từ và sâu, làm bụng xẹp xuống. Chọn những từ hay câu để nhắc lại khi thở ra. Hãy làm điều này với con bạn khi trẻ cáu giận hay phá rối. Nó sẽ giúp cả hai lấy lại khả năng kiểm soát cảm xúc của mình để bạn có thể đối phó với tình huống đó một cách bình tĩnh.

Cung cấp cho trẻ kiến thức xã hội. Giúp con bạn giải quyết những vấn đề với anh chị em ruột và bạn bè đồng lứa.

'Thời gian xanh' là gì và nó có thể giúp gì cho trẻ 

Dành nhiều thời gian ở ngoài thiên nhiên giúp trẻ và cha mẹ tận hưởng không khí trong lành và giải tỏa căng thẳng.

Các bài tập thể dục đều đặn và tích cực có thể giảm bớt những triệu chứng của ADHD. Cha mẹ nên đưa con đến những lớp thể thao hay văn hóa hấp dẫn.

Một số trẻADHD phát triển tốt với những môn thể thao cá nhân cần sự tập trung tinh thần cao độ, như thể dục, nghệ thuật tạo hình, võ thuật, đánh kiếm hơn là những môn thể thao đồng đội, có thể có nhiều thời gian chết. Các bài tập thể dục có thể tăng cường sự tập trung và sự dẫn truyền thần kinh, cũng như giảm trầm cảm, lo âu và thúc đẩy sự phát triển não bộ.

Chăm sóc trẻ ADHD với những bài tập thể dục. Putnam tin rằng những bài thể dục nhịp điệu có hiệu quả lên não cũng như thuốc Ritalin và những chất tác động tâm thần khác (thuốc khác). Ông đề nghị thiết lập chương trình thể dục hấp dẫn cho trẻ giúp cải thiện những triệu chứng ADHD. Tập thể dục là sự lựa chọn điều trị lành mạnh cho trẻ bị hội chứng ADHD, có nhiều tác động tích cực khác tới thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ.

Một đứa trẻ thật sự mắc chứng ADHD khi chúng gặp khó khăn trong cách cư xử ở lứa tuổi trước khi đến trường, thường là từ khi 2 tuổi. Nếu cách cư xử của trẻ mắc ADHD bắt đầu xuất hiện sau 5 tuổi, bạn hãy tìm những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến trẻ như: ngộ độc, trẻ bị xâm phạm cơ thể hoặc các vấn đề về tâm lý.

Giáo sư tâm lý Douglas Gentile nhận định: Nếu chúng ta rèn luyện cho bộ não thích nghi với những hình ảnh cử động liên tục và ánh sáng chớp liên hồi, với những góc quay đổi hướng liên tục như trong trò chơi video, thì khi trẻ đến lớp, nơi các giáo viên giảng dạy chậm rãi, trẻ sẽ khó mà tập trung sự chú ý vào đó.

Hãy làm bạn cùng con

Hãy làm bạn cùng con! Cách phòng nừa ADHD hiệu quả!Hãy làm bạn cùng con! Cách phòng nừa ADHD hiệu quả!

Trẻ mắc ADHD thường gây khó chịu cho mọi người xung quanh như hay ngắt lời người khác, xáo trộn không gian yên tĩnh… và còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như qua đường không nhìn tín hiệu đèn…

Tăng động kém tập trung có thể được điều trị bằng chính sự quan tâm và yêu thương của gia đình.

Một số biện pháp phụ huynh nên áp dụng:

  • Làm chủ cảm xúc
    Khi phụ huynh đang trong tình trạng giận, sợ, tự vệ, những cảm xúc này sẽ được thể hiện trong giọng nói, tư thế, hành động và ngôn ngữ. Vì vậy, trước khi làm điều gì, phụ huynh nên lắng lại một giây và nói 'dừng lại, điều gì đang xảy ra?'. Sau đó, nhìn vào mắt bé, lưu ý đến tư thế, nét mặt, giọng nói và từ ngữ của bé. Sau đó, suy nghĩ điều gì đang xảy ra. Cuối cùng, phụ huynh sẽ biết được cảm xúc của bé và có thể xử sự trong trạng thái bình tĩnh và tích cực.
  • Thay đổi cách nói
    Hãy hạ thấp giọng và nói chậm hơn. Khi nói, nên nhìn thẳng vào mắt bé và dùng ít từ. Truyền đạt ý ngắn và đúng trọng tâm.
  • Thích nghi với thói quen lắng nghe
    Lắng nghe là then chốt trong sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Như tìm hiểu sự tích cực trong lời con nói, cố gắng hiểu ý con nói, trả lời con một cách tích cực, không phê phán, nói lại cùng con những điều đã được nghe.
  • Cùng làm việc với con
    Trong quá trình đó, phụ huynh có thể đặt câu hỏi để giúp bé có suy nghĩ theo chiều hướng tốt hơn. Cởi mở trong quá trình thảo luận cũng giúp cha mẹ gần gũi hơn với con cái. Đặc biệt, không ra lệnh nhưng hãy đặt câu hỏi giúp bé suy tư và thảo luận sâu. Cần giữ sự vui tươi trong suốt quá trình trò chuyện với bé.

Chữa trị ADHD này đòi hỏi một chế độ điều trị đa phương diện.

Thuốc: liệu pháp chủ đạo nhằm điều chỉnh hành vi, cải thiện một phần khả năng tập trung. Các loại thuốc chủ yếu là Stratera (loại thuốc được FDA của Hoa Kỳ cấp phép cho sử dụng trong việc điều trị ADHD), Rispedal (thường được dùng trong trường hợp trẻ có kèm các hành vi chống đối)...

Bên cạnh đó thì một liệu pháp tâm lý được chỉ định bởi thầy thuốc cũng mang tính bổ trợ nhằm giúp trẻ điều chỉnh các hành vi.

  • Liệu pháp hành vi: Nhằm hạn chế các hành vi không thích hợp bằng các kỹ thuật trị liệu tại các cơ sở tâm lý (cơ sở ở đây là các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, tâm thần nhi, các phòng khám tâm lý - tâm thần nhi; phụ huynh cần phân biệt việc trị liệu tâm lý bằng các liệu pháp tâm lý chuyên biệt phải do các kỹ thuật viên tâm lý được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sỹ chuyên khoa nhi, điều này khác với việc đưa trẻ đến một trung tâm tâm lý với hoạt động tư vấn tâm lý thông thường).

  • Phục hồi hành vi tâm thần vận động.

  • Điều trị bổ trợ, biến chứng và bệnh đi kèm. Thay đổi môi trường và các yếu tố bất lợi đối với trẻ.

  • Trị liệu nhóm: Tạo ra nhóm gồm 4 - 5 em để hoạt động dưới dạng trò chơi trị liệu.

  • Liệu pháp giáo dục tư vấn: Giúp các phụ huynh nhận biết, có thái độ đúng đối với trẻ mắc bệnh cũng như hiệu quả điều trị.

  • Hỗ trợ tâm lý học đường: Trẻ ADHD phải được giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ. Về điều trị, trẻ mắc chứng tăng động cần phối hợp điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý phù hợp được sự chỉ định, giám sát của bác sỹ phụ trách và do các kỹ thuật viên tâm lý được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu thực hiện tác động trên trẻ.

Những lời khen rất cần thiết cho trẻNhững lời khen rất cần thiết cho trẻ

Điều trị là sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi. Nhưng trước tiên cần phải cho trẻ đi khám, chẩn đoán chính xác là trẻ mắc ADHD tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần, chuyên khoa nhi sau đó sẽ được bác sỹ kê đơn các loại thuốc điều trị tăng động giảm chú ý. Các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh lý này sẽ giúp việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ tốt hơn.

Một số thuốc được dùng cho trẻ tăng động chủ yếu là chất kích thích tâm thần như amphetamine, methylphenidate hoặc những thuốc không phải là chất kích thích tâm thần như clonidine, atomoxetine…

Điều các bậc cha mẹ cần quan tâm đó là các liệu pháp hành vi và những biện pháp giúp đỡ trẻ tại nhà. Đó là, thường xuyên trao đổi giữa cha mẹ, thầy cô giáo và bác sỹ sẽ rất tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý. Bạn cần có sự gắn bó gần gũi với trẻ. Ở những năm của tuổi thiếu niên là thời điểm có nhiều thử thách lớn ví dụ như tăng số lượng bài học ở trường lớp, cần phải có sự tập trung hơn, có tổ chức trong công việc hơn và việc đưa ra những quyết định đúng trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ có những vấn đề liên quan đến bạn bè, giới tính.

Có những liệu pháp để trẻ học cách tập trung tư tưởngCó những liệu pháp để trẻ học cách tập trung tư tưởng

Cha mẹ và con có thể cùng nhau đưa ra những mục tiêu hợp lý có thể đạt được và có thể thỏa thuận một phần thưởng gì đó khi trẻ đạt được mục tiêu đó.

Cần thiết lập cho trẻ lịch làm việc hàng ngày và lịch làm việc này cần giống nhau, để tạo thành một sự cố định đối với trẻ từ sáng khi thức dậy đến khi đi ngủ, bao gồm thời gian để làm bài tập ở nhà, những hoạt động ngoài trời và hoạt động trong nhà. Treo lịch làm việc đó trên tường ở bếp, ở tủ lạnh hoặc ở một vị trí nào đó mà trẻ dễ quan sát nhất.

Cần hướng dẫn trẻ sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà đúng vị trí, đặc biệt là quần áo, balô và đồ dùng của trẻ. Hướng dẫn trẻ cách tổ chức thực hiện làm bài tập ở lớp. Bạn cần nhấn mạnh với trẻ rằng cần phải ghi lại những nhiệm vụ thầy cô giao cho và mang về nhà những sách vở cần thiết là rất quan trọng.

Mọi việc bạn cần nói với trẻ rất rõ ràng và nhất quán, không thay đổi, nó như là một quy tắc. Cần phải khen và thưởng cho trẻ, phát hiện ra những điểm tích cực của trẻ và khen thưởng kịp thời, điều này rất có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ.

Theo bigschool


Các tin khác: