KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG SỐNG
VÀ PHÒNG TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023
Thực hiện theo chủ trương, mục tiêu giáo dục đào tạo học sinh phát tiển toàn diện của trường THPT M.V. Lômônôxốp; căn cứ theo nghị quyết và đề xuất của ban đại diện CMHS nhà trường; Nhóm điều phối chương trình Kĩ năng sống đề xuất kế hoạch tổ chức chuyên đề kỹ năng sống cho học sinh năm học 2022 - 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Trang bị cho học sinh khả năng ứng xử trước các tình huống đặt ra trong cuộc sống để sinh tồn, thành công trong cuộc sống.
Góp phần giúp học sinh nhận thức giá trị của cuộc sống và sống có ý nghĩa.
Học sinh có hành vi, lối ứng xử chuẩn mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Lắng nghe, chia sẻ, tư vấn cho những học sinh đang có các khúc mắc, băn khoăn về tâm – sinh lý tứa tuổi, định hướng nghề nghiệp.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1/ Thông qua các chuyên đề cũng như tư vấn trực tiếp cho một hoặc một nhóm học sinh, các chuyên đề và phòng tư vấn sẽ giúp cho các em có thêm vốn sống, khả năng tự nhận thức về bản thân, định hướng tương lai; nuôi dưỡng đam mê, khát vọng, lý tưởng.
2/ Trang bị cho học sinh kỹ năng cần thiết để tự tin, vững vàng trong cuộc sống; giám khẳng định bản thân, nắm bắt cơ hội; có khả năng xác định mục tiêu, tự định hướng cho tương lai.
3/ Trang bị cho học sinh kỹ năng sinh tồn trước các nguy cơ, hiểm họa.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối tượng tổ chức và tham gia
- Đối tượng tổ chức: Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp và ban đại diện CMHS nhà trường phối hợp tổ chức.
- Đối tượng tham gia: Toàn thể học sinh trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp.
2. Hình thức tổ chức (có 3 hình thức)
- Hình thức 1: Tổ chức các chuyên đề với số lượng tham dự khoảng 70 đến 150 học sinh (chương trình giáo dục đại trà và phòng ngừa)
- Hình thức 2: Các tập thể lớp chủ động tổ chức các chuyên đề phù hợp, theo định hướng của chương trình tổng thể.
- Hình thức 3: Tổ chức tư vấn tại phòng tư vấn học đường với hình thức: 1 chuyên gia – 1 học sinh hoặc 1 chuyên gia với 1 nhóm học sinh dưới 10 người (chương trình tham vấn chuyên sâu). Có 02 mảng nội dung: (1) tham vấn tâm lý, (2) tham vấn hướng nghiệp.
3. Các bước tổ chức, thực hiện
Bước 1: Căn cứ theo các kết quả đã đạt được trong năm học 2021 – 2022 và tiếp tục khảo sát nhu cầu của học sinh trong toàn trường để tìm ra các vấn đề học sinh thật sự quan tâm, đang cần chia sẻ.
Bước 2: Mời các chuyên gia chia sẻ và hướng dẫn học sinh. Các chuyên gia phải là người có chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, có hồ sơ cá nhân phù hợp.
Bước 3: Tổ chức 01 buổi thử nghiệm để khảo sát cách thức truyền đạt, nội dung và phương pháp tổ chức. Tiến hành khảo sát học sinh tham dự sau khi kết thúc buổi thử nghiệm.
Bước 4: Tổ chức chuyên đề cho các khối, lớp trong toàn trường. Tiến hành khảo sát học sinh sau khi tham dự chuyên đề (mức độ quan tâm, hứng thú; các vấn đề đã nhận thức được; các vấn đề còn băn khoăn;...). Xêp lịch làm việc và tổ chức học sinh/ nhóm học sinh gặp mặt chuyên gia tại phòng tư vấn học đường để trao đổi, giải đáp về các vấn đề học sinh/ nhóm học sinh quan tâm.
Bước 5: khảo sát để đánh giá sự chuyển biến của học sinh sau thời gian 1 tháng tham dự chuyên đề (mục đích để đánh giá sự nhận thức, thay đổi của học sinh, khả năng ứng dụng, thực hành trong cuộc sống).
- Khảo sát bằng văn bản.
- Khả sát thông qua tạo lập tình huống.
4. Nội dung và lịch trình thực hiện chuyên đề
* Nội dung các chuyên đề (có bản nội dung cụ thể)
* Tổ chức chuyên đề cho các khối lớp
Dự kiến tổ chức 02 đợt:
- Đợt 1: tháng 9, 10 & 12/2022.
- Đợt 2: tháng 12/2022 & 5/2023.
Lịch trình cụ thể của từng khối lớp, từng đợt giảng dạy sẽ được duyệt cụ thể.
* Địa điểm tổ chức
Hội trường tầng 5 nhà B trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp.
C. Đề
Khối lớp |
CHUYÊN ĐỀ 1
Tháng 9, 10 & tháng 12/2022 |
CHUYÊN ĐỀ 2
Tháng 12/2022 & tháng 5/2023 |
CHUYÊN ĐỀ 3: TỰ CHỌN
thời gian dàn đều trong năm
Các tập thể lớp chủ động tổ chức, tự chủ về kinh phí chi trả. Nhóm điều phối gợi ý một số chuyên đề (chỉ có giá trị tham khảo) |
CHUYÊN ĐỀ
DÀNH CHO PHỤ HUYNH |
K6 |
- Kĩ thuật học tập hiệu quả |
Phòng chống xâm hại tình dục và bắt cóc |
- Lập kế hoạch |
Cha mẹ đồng hành với con bước vào giai đoạn vị thành niên.
- Chuyên đề 1: Cùng con yêu và nâng niu sự phát triển của cơ thể
- Chuyên đề 2: kết nối cùng con ở giai đoạn vị thành niên |
( 12 lớp) |
|
|
- Thói quen sống chủ động |
|
|
|
- Nhận biết và kiềm chế cơn giận |
Chia 6 nhóm/CĐ |
Chuyên gia: Trần Quang Vũ |
|
- Quan sát thế giới nghề nghiệp |
K7 |
Lời chào và văn hóa giao tiếp của người Việt |
Yêu và nâng niu sự phát triển của cơ thể |
- Bạo lực học đường - nhận thức và cách phòng chống |
(10 lớp) |
|
- Kĩ năng đọc |
|
|
|
- Những biến đổi tâm lý của tuổi vị thành viên |
|
|
|
- Ứng xử trên không gian mạng |
Chia 5 nhóm/CĐ |
Giảng viên: Lê Anh Sơn |
Giảng viên: BS Hồ Mai Hoa |
- Khám phá năng lực của bản thân |
K8 |
Khám phá năng lực bản thân |
Tác hại và cách phòng tránh các chất kích thích, gây nghiện |
- Kĩ năng lắng nghe |
Đồng hành cùng con khám phá năng lực bản thân. |
(10 lớp) |
|
- Điều kì diệu của sự sống (quá trình hình thành thai nhi, hãy trân quý cuộc sống của bạn) |
|
|
|
- Tiếp nhận và giải quyết các thông tin đa chiều (nhìn theo góc độ hướng nghiệp) |
Chia 5 nhóm/CĐ |
|
|
- Vượt sướng |
K9 |
Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch học tập |
Kĩ năng đối diện với thất bại, khó khă, khủng hoảng |
- Kĩ năng ra quyết định |
(11 lớp) |
|
- Kĩ năng đối phó với Stress |
Chia 5 nhóm/CĐ |
|
|
- Tìm hiểu các nhóm trường THPT |
K10 |
"Nổi loạn" ở tuổi vị thành niên |
Thế giới nghề nghiệp |
- Xây dựng kế hoạch cá nhân |
Chuyên đề 1: Đồng hành cùng con trong hướng nghiệp
|
(11 lớp) |
|
|
- Cấu tạo, chức năng bộ máy sinh sản, tác hại của nạo phá thai
- Tư duy đa chiều và kĩ năng phản biện |
Chuyên đề 2: Khi con "nổi loạn" (dành cho CMHS khối 10, 11 đăng kí tham dự)
|
Chia 5 nhóm/CĐ |
|
|
- Tôn trọng sự khác biệt |
|
K11 |
Tọa đàm Hướng nghiệp |
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục |
- Tác hại và cách phòng tránh các chất kích thích, gây nghiện |
|
(10 lớp) |
|
(Dự kiến đưa HS ra ngoài Nhà trường - chưa dự trù được kinh phí chính xác) |
- Bạo lực tinh thần - cách nhận biết, ứng xử của bản thân và cộng đồng |
|
Chia 5 nhóm/CĐ |
|
Giảng viên: BS Hồ Mai Hoa |
|
|
K12
(10 lớp) |
Kĩ năng lựa chọn và ra quyết định |
Hội chợ nghề nghiệp
(làm chung cho khối THPT - dự kiến vào tháng 1/2023) |
- Kĩ năng đối phó với Stres, vượt khó khăng, khủng hoảng |
|
Chia 5 nhóm/CĐ |
|
|
|
|
5. Nội dung và lịch trình tổ chức tư vấn học đường
* Các nội dung tư vấn:
- Chia sẻ, tư vấn các vấn đề về tâm lý, sinh lý của lứa tuổi, ví dụ như:
+ Mất động lực trong học tập
+ Căng thẳng
+ Sử dụng iternet quá mức
+ Thiếu kiềm chế, hây tức giận
+ Xung đột trong mối quan hệ bạn bè
+ Mất tập trung
+ Xung đột trong gia đình
+ Lo âu
+ Căng thẳng, trầm cảm
+ Cách thức kết nối, giải quyết vấn đề cùng con.
- Chia sẻ, tư vấn hướng nghiệp, ví dụ như:
+ Mong muốn nhận thức rõ về bản thân (điểm mạnh, sở thích, khả năng).
+ Xây dựng mục tiêu và bắt đầu tìm hiểu thế giới nghề nghiệp.
+ Hỗ trợ đồng thời PH và học sinh trong việc xây dựng lộ trình
+ kế hoạch nghề nghiệp khi con đang bước vào giai đoạn nước rút.
- Đối thoại của học sinh với các thầy cô trong Ban Lãnh đạo nhà trường.
* Phòng tư vấn học đường dự kiến hoạt động từ tháng 8/2022
* Địa điểm: Phòng tư vấn học đường – P610, tầng 6 nhà A hoặc Phòng Bát giác trong khuôn viên sân thể thao.
* Chuyên gia phụ trách
- TS. Trương Thị Hoa - Cố vấn tổng thể hoạt động của phòng Tham vấn học đường, trực tiếp đảm nhận mảng tham vấn hướng nghiệp.
- Cử nhân Tâm lý Ngô Thị Hiên – đảm nhận mảng tham vấn tâm lý.
6. Một số lưu ý khi thực hiện tổ chức chuyên đề, tư vấn học đường
- Lịch trình tổ chức chuyên đề không được gây ảnh hưởng thiếu tích cực tới hoạt động dạy và học chính khóa.
- Chuyên đề luôn phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Quang Tùng |
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
Nguyễn Ngọc Huyền |